Vạch kẻ sơn đường là một trong những biểu tượng trong hệ thống đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với biển báo, lan can, cọc tiêu,…thì vạch kẻ sơn đường cũng cần phải được thiết kế, thi công đúng chuẩn quy trình, tiêu chuẩn được đề ra. Vậy đó là những tiêu chuẩn gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Và để thực hiện được tiêu chuẩn này thì có gì khó hay không? Hãy cùng songiaothong.net tìm hiểu về tiêu chuẩn vạch sơn kẻ đường hiện nay.
Vạch sơn kẻ đường là gì?
Tóm tắt
Vạch sơn kẻ đường là một trong những dạng tín hiệu giao thông để hướng dẫn, điều khiển con người tham gia giao thông và các phương tiện đi lại. Vạch sơn này đóng vai trò phân chia làn đường, vị trí cho chúng ta. Đây cũng chính là một cách đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường không chỉ được sử dụng độc lập. Dùng sơn vạch đường để kết hợp với thông báo tín hiệu từ đèn giao thông, biển báo,…
Vạch sơn kẻ đường thường được vẽ bằng sơn chuyên dụng. Loại sơn này được ưu tiên sử dụng cho các tuyến đường, các công trình cần phân chia vị trí,… Loại sơn này có cấu tạo và tính chất để phù hợp với yêu cầu khi sử dụng trên các con đường,…
Ưu điểm và ứng dụng của vạch sơn kẻ đường
Sơn vạch kẻ đường được sản xuất với những thành phần chuyên dụng, có tính chất riêng. Vì vậy, sơn chịu được hoàn toàn tác động bên ngoài, bền bỉ theo thời gian. Tính kỹ thuật của sơn vạch kẻ đường thường rất cao. Nó có thể đáp ứng thi công trên mọi bề mặt. Đặc biệt với những bề mặt như nhựa asphalt, bê tông, nền gạch phẳng hoặc nền bê tông có độ nhám,…
Một số trường hợp khác, sơn vẫn có thể thi công trong các công trình khác như hầm xe, nhà máy, xí nghiệp,… Tùy vào điều kiện thi công của công trình mà chọn những dòng sơn thích hợp. Ngoài ra, sơn được biết đến với những ưu điểm: nhanh khô, bền bỉ. Khi thi công không mất quá nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Bên cạnh đó, sơn có độ bền màu cao. Đối với những loại sơn phản quang sẽ có khả năng phản xạ ánh sáng tốt.
Thông số kỹ thuật
Về thông số kỹ thuật, để lựa chọn được sơn kẻ đường cho công trình, cần phải quan tâm, chú ý đến các thông số kỹ thuật của sơn. Bởi đây là con số thông báo, đảm bảo cho người sử dụng những điều kiện kỹ thuật, tính chất, thành phần của sơn. Từ đó biết được nó có phù hợp với nhu cầu sử dụng, tính chất bề mặt và chất lượng của sơn.
Màu sắc của sơn
Độ sáng của màu sơn thường phổ biến với màu trắng. Màu này đạt tiêu chuẩn Y35 ASTMD 6628 – 03. Loại sơn màu trắng này có thể khô nhanh khi thiết kế vạch kẻ ở 2mm. Điều kiện thi công trong nhiệt độ từ 32 – 34 độ C. Thời gian khô khoảng từ 3 – 5 phút. Độ sơn phát sáng khi có phản quang yêu cầu không được vượt quá 75% và độ bền nhiệt phải đạt được từ 70%. Đây là yếu tố để biết được loại sơn này có phù hợp với công trình hay không.
Với những loại sơn vạch kẻ có màu vàng, yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn Y12 – Y14 ASTMD 6628-03. Những tiêu chuẩn này đều được áp dụng theo 1 tiêu chuẩn TCVN 8791:2018 của Việt Nam về quy định sản xuất sơn kẻ vạch đường.
Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác về vạch sơn kẻ đường bạn cần chú ý như: độ hóa mềm trên 85 độ C; độ mài mòn <0.4gam, độ tan chảy <10% ở mức 40 độ C. Bên cạnh đó, thời gian khi thi công cũng là điều kiện quan trọng cần chú ý. Không nên để qua nhiệt độ nấu sơn >220 độ C. Nhiệt độ an toàn cao nhất sẽ là 230 độ C.
Những tiêu chuẩn về vạch sơn kẻ đường
Vật liệu của vạch sơn kẻ đường sẽ bao gồm các thành phần: chất tạo màng, chất độn, phụ gia, bột màu, hạt thủy tinh. Loại sơn này khi thi công cần đun nóng. Có thể chảy ra khi nhiệt độ cao và cứng lại khi nguội lạnh. Thời gian để sơn khô từ 10 phút khi thời tiết là mùa hè. Khi ở mùa lạnh thì từ 3-5 phút.
Tiêu chuẩn sơn vạch kẻ đường có 2 màu vàng – trắng. Tuy nhiên, một số công trình vẫn có sử dụng các dòng sơn màu xanh như các trạm thu phí,… Vật tư của sơn, yêu cầu phải là một tổ hợp đồng đều nhất của bột màu, bột độn, phụ gia, chất tạo màng, bi phản quang,…. Trong đó, chất tạo màng được chế tạo đặc biệt và riêng biệt hơn từ hạt nhựa Alkyt hay Hydrocarbon, bột màu, bi thủy tinh, chất độn,… cần phải trộn đều, đồng nhất lại với nhau cùng với chất tạo màng.
Đối với các công trình giao thông như đường cao tốc, đường quốc lộ,… những trường hợp này phải sử dụng các vật liệu tiêu chuẩn của AASHTO M249. Tuy nhiên, cần phải xem xét các công trình cũng phải phù hợp với những tiêu chuẩn AASHTO và BS3262, TCVN 8791:2018 về yêu cầu của vật liệu sơn vạch kẻ đường.
Ý nghĩa và cấu tạo của vạch sơn kẻ đường
Còn đối với ý nghĩa và cấu tạo của các loại sơn, kích thước của vạch sơn kẻ đường phải tuân thủ theo Quy chẩn kỹ thuật quốc gia. Đồng thời, những thiết kế và quy trình thi công sơn kẻ đường cũng cần phải tuân thủ theo quy chuẩn 41 ngày.
Những tiêu chuẩn về vạch sơn kẻ đường không chỉ cung cấp thông tin mà còn hướng dẫn chúng ta cách sửu dụng sơn một cách đúng nhất. Từ đó phát huy hiệu quả của sơn, bền màu, phát huy những hiệu quả thật tốt trên các tuyến đường.
Đâu là loại sơn kẻ vạch đường chất lượng nhất hiện nay?
Hiện nay trên thị trường không ít các loại sơn kẻ vạch đường. Tuy nhiên để chọn được một loại sơn tốt cho công trình của bạn thì thương hiệu uy tín là một yếu tố cần phải có. Một trong những loại sơn mà khách hàng tin tưởng lựa chọn, sơn nhiệt kẻ đường SUPOSHIELD. Đây có lẽ là thương hiệu sơn quen thuộc trên thị trường. Với nhiều đặc tính ưu việt và mang lại nhiều công dụng, sơn SUPOSHIELD luôn làm hài lòng mọi khách hàng và phù hợp với hầu hết các công trình giao thông.
Một số ưu điểm mà sơn SUPOSHIELD sỡ hữu chính là:
Nhanh khô, bền bỉ lên đến hàng chục năm
Chịu nhiệt tốt, chịu được áp lực tải trọng cao
Không bong tróc, lên màu chuẩn và bền màu trong thời gian dài
Giá thành phù hợp với người tiêu dùng Việt
Chất lượng sơn đạt 100% tiêu chuẩn quy định của nước ta
Hãy truy cập ngay sơn giao thông để nhận báo giá sơn kẻ đường tốt nhất.